Tuong-thieu-nu-dep-4

VẺ ĐẸP HOÀN HẢO CỦA NHỮNG BỨC TƯỢNG THIẾU NỮ

Vẻ đẹp của phụ nữ luôn là chủ đề khai thác rất nhiều trong văn học nghệ thuật từ xa xưa đến nay. Trong điêu khắc thì hình tượng người phụ nữ lại càng được khắc họa rõ nét. Những đường cong mềm mại quyến rũ được những nghệ sĩ điêu khắc tạo dựng nên thành những khối chất liệu bền vững với thời gian.

ve-dep-hoan-hao-cua-nhung-buc-tuong-thieu-nu

Những bức tượng khỏa thân nhưng không hề lõa lồ, vẻ đẹp của nghệ thuật khiến cho người ngắm nhìn phải vừa trầm trồ chiêm ngưỡng vừa thầm thán phục người nghệ sĩ tạo nên tác phẩm.

Nghệ thuật khỏa thân – nude art giữa quan niệm phương Đông và phương Tây

Cho đến nay, các nước châu Á với những lề lối truyền thống về luân thường, đạo lý vẫn mang nhiều ý kiến trái chiều khi bàn về nghệ thuật khỏa thân – nude art. Niềm tin của họ cho rằng việc phơi bày cơ thể không che đậy của con người, đặc biệt của người phụ nữ, là một hành động mang tính nhục dục và cám dỗ. Đó là lý do vì sao các tác phẩm tranh vẽ, tượng tạc hoặc điêu khắc nổi tiếng thế giới thường không mang hình ảnh của người phụ nữ Á Đông.

Nghe-thuat-khoa-than-nude-art-giua-quan-niem-phuong-Dong-va-phuong-Tay

Trong khi đó, văn hóa phương Tây từ lâu đã xem đây là một hình thái nghệ thuật tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên nhất của con người. Theo như họ quan niệm, con người đến với sự sống trong hình hài như thế nào, thì đó là bản chất nguyên sơ và vẻ đẹp căn bản nhất của loài ngoài người. Do vậy, nghệ thuật khỏa thân không chỉ luôn mang tính xác thịt (tuy với một vài tôn giáo hoặc đất nước thì điều này đúng). Thông thường khi sáng tác hoặc chiêm ngưỡng các tác phẩm nude art, cái mà người ta tìm kiếm là nét đẹp bản ngã của con người hoặc ý đồ, thông điệp gửi gắm trong tác phẩm.

Nghe-thuat-khoa-than-nude-art

Nguồn gốc của nghệ thuật khỏa thân

Những bức tượng khỏa thân còn sót lại của văn hóa Ai Cập và Babylon được xem là các tác phẩm đầu tiên của trường phái nghệ thuật khỏa thân. Các bức tượng này thường đại diện cho các vị thần như tượng nữ thần Ishtar bằng ngọc của đế chế Babylon. Tuy nhiên lịch sử ghi nhận từ thời Hy Lạp cổ đại thì việc điêu khắc tượng khỏa thân mới trở thành một hình thái nghệ thuật thật sự.

Nguon-goc-cua-nghe-thuat-khoa-than

Các dấu tích sót lại của nền văn hóa Hy Lạp cổ liên quan đến con người đa số ở trạng thái khỏa thân. Từ tượng binh lính chết trận, vận động viên ném đĩa đến hình ảnh các nữ thần vui đui bên dòng suối. Vào thời điểm hiện tại, nude art tuy vẫn hứng chịu các ý kiến trái chiều nhưng cũng đã được chấp nhận là một trường phái nghệ thuật. Trong thời đại văn minh Athens, việc tôn sùng nghệ thuật khỏa thân có thể nói là một bước đột phá vượt bậc và phá vỡ mọi định kiến thời đại khi đó về cái đẹp.

Nguon-goc-cua-nghe-thuat-khoa-than-1

Vì sao tượng thạch cao nude art đa số là hình ảnh phụ nữ?

Đây là cao hỏi mà đa số những người vừa tìm hiểu về nghệ thuật khỏa thân thường đưa ra. Thật sự không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Nhưng bạn cũng nên biết rằng nude art không chỉ lấy cảm hứng đại đa số từ cơ thể phụ nữ. Như đã nói ở trên, vào thời Hy Lạp và Ai Cập cổ, hình thái khỏa thân được nâng tầm lên thành nghệ thuật không hề có sự phân biệt giới tính. Bên cạnh các nữ thần, những cô thôn nữ xinh đẹp, cơ thể người nam cũng được khai thác khá nhiều trong nude art.

Vi-sao-tuong-thach-cao-nude-art-da-so-la-hinh-anh-phu-nu

Đối với người Hy Lạp, cơ thể nguyên bản của con người không ám thị cho ý muốn nhục dục mà còn thể hiện sức khỏe, tuổi trẻ, sự tự hào. Đó là lý do các vận động viên tham gia thi đấu thể thao vào thời này thường cởi bỏ quần áo. Họ quan niệm rằng lúc này, họ đã tháo bỏ lớp che đậy bản chất sơ khai của con người, và khoác lên mình bộ đồng phục của sự thẳng thắn, trung thực.

Vi-sao-tuong-thach-cao-nude-art-da-so-la-hinh-anh-phu-nu-1

Vẻ đẹp hoàn hảo của những bức tượng thiếu nữ

Nói một cách công bằng, hình thái nude art chân chính không có sự phân biệt hay kỳ thị về mặt giới tính ở khâu sáng tác. Tuy nhiên tùy theo thẩm mỹ của mỗi người, việc trưng bày tượng khỏa thân của người nam hay người nữ phụ thuộc vào ý chí tự do.

Dù về mặt lý thuyết của hình thái nghệ thuật này là như vậy, không ai có thể chối bỏ vẻ đẹp của các bức tượng thiếu nữ bằng thạch cao. Dù là vào thời điểm và thời đại nào, vẻ đẹp của người phụ nữ luôn được đánh giá cao và tôn vinh. Nét đẹp gương mặt, thần thái và cơ thể của phụ nữ đã được sử dụng làm cảm hứng trong điêu khắc, vẽ tranh, nhạc họa và thơ ca.

Ve-dep-hoan-hao-cua-nhung-buc-tuong-thieu-nu

Nếu là một người yêu những gì thuần túy và tự nhiên nhất của con người, việc trưng bày tượng thiếu nữ thạch cao chính là động thái hưởng thụ nghệ thuật cao nhất. Khi ngắm nhìn các tác phẩm này, không ai có thể nén được sự thổn thức cho một hình thái nghệ thuật can đảm và nguyên sơ nhất từng có của loài người.

Bài viết liên quan

0976432033